【Rất hay】Hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân từ A đến Z (tài liệu Video):▼ Quản lý tiền bạc hiệu quả theo Nguyên tắc 6 chiếc lọ và Quy tắc 50/20/30.
Những người thành đạt và giàu có trên thế giới luôn xem mỗi đồng tiền của mình như là một hạt giống để gieo xuống và tạo ra thêm nhiều tiền hơn. Họ trân trọng mỗi hạt giống đó, vì một ngày nào đó, nó có thể phát triển trở thành cây đại thụ khổng lồ. Vì vậy, nếu ai đó đang lãng phí một hạt mầm, thì sẽ không bao giờ có cơ hội để tạo ra cả khu rừng. Người thành công luôn biết quý trọng giá trị của từng đồng tiền dù là nhỏ nhất.
Vì sao những người trúng xổ số độc đắc thường mất hết số tiền đó chỉ sau một thời gian ngắn? Vì một khoảng tiền khổng lồ đến với họ quá bất ngờ, trong khi họ chưa được chuẩn bị về tâm lý và kiến thức quản lý tài chính. Kết quả là triệu phú vé số trở về tay trắng.
Robert Kiyosaki – nhà đầu tư và tác giả của bộ sách kinh điển Cha giàu Cha nghèo – Dạy con làm giàu, đã từng nói rằng: “Không quan trọng là bạn đang có bao nhiêu tiền trong túi, mà điều quan trọng là: bạn giữ lại được bao nhiêu tiền, và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn bao nhiêu lần.” Vì vậy, khi cầm tiền trong tay, việc đầu tiên bạn nghĩ đến không phải là tiêu nó vào việc gì, mà hãy suy nghĩ đầu tư số tiền này như thế nào để có lợi nhất.
Hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân theo Nguyên tắc 6 cái lọ
Phương pháp quản lý tiền bạc JARS theo 6 cái lọ là phương thức nổi tiếng khắp thế giới cả trăm năm nay, mà những người giàu có đều đã áp dụng. Các triệu phú còn truyền lại phương pháp đặc biệt này để giáo dục tư duy làm giàu cho thế hệ trẻ sau này. Nếu bạn tuân thủ theo đúng phương pháp này thì chắc chắn rằng tương lai tài chính của bạn sẽ vô cùng khả quan.
Bạn hãy chuẩn bị 6 cái Lọ (có thể là két sắt, hộp nhựa, thùng giấy, hoặc trên chính tài khoản ngân hàng của bạn. Tôi gọi đó là 6 cái quỹ tài chính. Mỗi chiếc Lọ có tên và chức năng nhất định. Mỗi khi có tiền (tiền lương tháng, tiền thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập thụ động nào khác) hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 cái lọ.
Việc này cần làm ngay hôm nay, để tạo thành thói quen sau này. Cứ có tiền là lại bỏ vào lọ. 6 chiếc lọ này có tên là:
Nhu cầu thiết yếu – NEC: 55%: Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ NEC để ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác. Lưu ý rằng: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tìm kiếm thêm nguồn thu nhập thứ hai, thứ 3 hay cắt giảm chi phí, hạn chế chi tiêu mua sắm không cần thiết, để đạt được tự do tài chính.
Tiết kiệm dài hạn – LTSS: 10%: Bạn cần quỹ LTS vì điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền. Bạn sử dụng quỹ LTSS cho những mục tiêu to lớn dài hạn, thực hiện những ước mơ khao khát của bạn. Lưu ý rằng: quỹ này là tiết kiệm tiền để dành cho những lúc khó khăn cần tiền gấp.
Giáo dục đào tạo – EDUC: 10%: Bạn cần quỹ EDUC để học tập và rèn luyện, thúc đẩy phát triển bản thân mỗi ngày. Sự đầu tư khôn ngoan nhất thế giới là đầu tư vào việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ vĩ đại, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng tiền trong quỹ EDUC để mua sách, tạp chí, tài liệu, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, seminar, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu trò chuyện để học hỏi từ những những người thành công.
Hưởng thụ – PLAY: 10%: Quỹ PLAY để bạn vui chơi, chăm sóc bản thân và tự thưởng cho chính mình. Quỹ này giúp bạn thể hiện sự yêu quý trân trọng thân thể và tinh thần; tận hưởng cảm giác của người thành đạt; làm những việc như người giàu đang làm, và tăng cường khả năng đón nhận. Bạn sử dụng tiền trọng quỹ PLAY để làm những việc giúp cho bạn có cảm giác như là người giàu có: đi du lịch đến những nơi chưa từng đến, ăn những món ngon chưa từng ăn. Hàng tháng, chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng, bạn cần phải tiêu hết số tiền trong quỹ PLAY này.
Cho đi – GIVE: 5%: Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng từ bi và biết ơn cuộc sống. Cuộc sống hạnh phúc chính là cho đi, chứ không phải keo kiệt ích kỷ. Cho đi để nhận lại nhiều hơn, để thấy mình sống có ích. Đời cho ta quá nhiều rồi, ta cho đời được gì rồi? Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, người thân; gia đình, bè bạn.
Quỹ tự do tài chính – FFA: 10%: Tự do tài chính là khi bạn sống một cuộc đời mơ ước mà không nhất thiết phải làm việc hay lệ thuộc tiền bạc vào người khác. Bạn cần lập quỹ FFA để bắt tiền làm việc thay cho bạn. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để bắt tiền đẻ ra tiền, giúp bạn kiếm tiền ngay cả khi đang ngủ.
Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn. Xin lưu ý: không bao giờ được ăn thịt con ngỗng! Thước đo chính xác nhất của sự giàu có chính là tài sản đang sở hữu, chứ không phải tiền lương thu nhập từ công việc làm thuê. Để xây dựng tài sản triệu đô, bạn phải cải thiện thu nhập, hàng tháng đều đặn để dành tiền tiết kiệm và đầu tư thu thêm lợi nhuận. Đặc biệt, nên cắt giảm chi phí dành cho sinh hoạt bằng cách đơn giản hóa cuộc sống của bạn.
Làm thế nào để luyện tập phương pháp quản lý tài chính cá nhân JARS? Hãy dành thời gian để ngồi xuống và ghi ra số tiền thu nhập và chi tiêu của chính mình. Đầu tiên, hãy ghi ra số tiền mà bạn sẽ thu về mỗi tháng là bao nhiêu, rồi chia đều cho các tài khoản theo tỷ lệ nêu trên. Không quan trọng là số tiền bạn phân bổ là bao nhiêu, mà quan trọng là biến nó thành thói quen hàng ngày.
Tôi nhắc lại: Thói quen quan trọng hơn số tiền, Thậm chí chỉ cần 10 nghìn đồng mỗi ngày cũng được, hãy nghiêm túc thực hiện. Nếu hiện tại trong tay bạn đang không có tiền, thì cũng đó lại là điều tốt, vì khi bạn không có tiền để chia vào 6 cái lọ, lúc đó bạn sẽ cảm nhận được nỗi đau và đó chính là động lực thúc đẩy bạn đứng dậy để kiếm nhiều tiền hơn.
Nguyên tắc tắc áp dụng:
Việc cho tiền vào 6 cái lọ này cần được thực hiện hàng ngày, xin nhấn mạnh lại là HÀNG NGÀY. Nếu bạn làm hàng ngày nhưng số tiền chỉ tăng vào mỗi cuối tháng, tức là bạn đang chỉ làm công, ăn lương. Hãy tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập thụ động khác để bổ sung nguồn thu của mình mỗi ngày.
Quỹ Hưởng thụ vui chơi PLAY cần được tiêu dùng liên tục hàng tháng, và phải tiêu hết vào mỗi cuối tháng. Nếu nó thừa tiền, bạn cần cân bằng lại cuộc sống của mình bằng cách nghĩ tới việc chăm sóc cho bản thân mình, đi spa, đi xông hơi,… nếu nó thiếu, bạn cần tập trung kiếm thêm tiền là được. Hãy nhớ việc hưởng thụ phải thực sự có chất lượng và giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, Ví Dụ: Trong quỹ PLAY của bạn có 1 triệu đồng, nếu bạn đem số tiền đó đi mua quần áo thay vì bạn mua 10 cái mỗi cái chỉ 100 nghìn đồng, bạn hãy mua một bộ quần áo hàng hiệu có giá khoảng 1 triệu, lúc này cảm xúc của bạn thật sự hạnh phúc và tự hào, thay vì chỉ mua những bộ quần áo rẻ tiền kia.
Quỹ tự do tài chính FFA, bạn không bao giờ được xâm phạm tiêu tiền trong quỹ này, chỉ dùng tiền đó để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động.
Tóm lại, phương pháp quản lý tài chính “6 chiếc lọ”, nghĩa là số tiền của bạn nên được chia thành 6 phần bỏ vào 6 chiếc lọ. Đây là công thức quản lý tiền JARS mà hầu hết các triệu phú,tỷ phú trên thế giới đều đang áp dụng để kiểm soát tiền bạc.
Quản lý tiền bạc hiệu quả theo Quy tắc 50/20/30
Thêm một phương pháp quản lý tài chính cá nhân đơn giản hơn, đó là phương pháp 50/20/30. Đây là nền tảng vững chắc giúp bạn xác định các việc ưu tiên và phân bổ nguồn lực tài chính một cách hợp lý nhất.
Quản lý tiền bạc không chỉ đơn giản là thanh toán các hóa đơn đúng hạn mà là việc xác định xem số tiền cần phải chi tiêu và phải chi tiêu cho những khoản mục nào. Quy tắc 50/20/30 là một hướng dẫn phân chia tỷ lệ, theo đó bạn có thể có kế hoạch chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình.
Quy tắc 50/20/30 hoạt động như thế nào?
Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:
50% thu nhập của bạn – Các yếu tố cần thiết
Để bắt đầu, hãy dành ra không quá một nửa thu nhập của bạn cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Có vẻ 50% là một tỷ lệ cao nhưng một khi xem xét những danh mục thuộc các chi phí cần thiết bạn mới thấy con số đó có ý nghĩa.
Nói một cách rõ ràng, chi phí thiết yếu là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai. Thông thường, những chi phí này thường giống nhau ở hầu hết mọi người, bao gồm tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại và các hóa đơn tiện ích như điện, nước.
Hãy cố gắng để tổng chi phí thiết yếu không vượt quá 50% lương. Nhưng nếu con số đó lớn hơn 50%, hãy thử giảm tiền các hóa đơn xuống như sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân,…Mà nếu không thể làm được điều đó nữa thì bắt buộc bạn phải giảm 5% ở mỗi danh mục tiếp theo. (Các chuyên gia khuyên bạn cắt giảm ở phần chi tiêu cá nhân, chứ không nên giảm ở mục tiêu tài chính).
20% thu nhập của bạn – Mục tiêu tài chính
Bước tiếp theo là dành 20% lương để dành cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng khi bất trắc. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân.
Nếu bạn đạt được mục tiêu 50% hoặc ít hơn thu nhập dành cho chi phí thiết yếu và 20% hoặc lớn hơn dành cho mục tiêu tài chính, bạn sẽ có thể trả nợ nhanh hơn hoặc nếu không bạn sẽ ít phải lo lắng hơn khi bước vào tuổi về hưu. “Nghỉ hưu” có thể là một khái niệm cần thiết ở tuổi 20, 30 nhưng hãy nhớ bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm bao nhiêu thì tuổi già của bạn càng thoải mái an nhàn bấy nhiêu, khi không phải bận tâm nghĩ đến chuyện tích lũy tiền bạc hằng ngày.
30% thu nhập của bạn – Chi tiêu cá nhân
Danh mục cuối cùng và cũng là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong số tiền túi của bạn – những chi phí không thực sự thiết yếu. Các chuyên gia tài chính đánh giá đây là danh mục hoàn toàn linh hoạt nhưng trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cho rằng một số thứ thuộc những thứ “xa xỉ” là một phần không thể thiếu với họ. Lý do danh mục này chiếm phần trăm lớn hơn mục tiêu tài chính là bởi có quá nhiều thứ nằm trong này.
Những chi phí phục vụ cuộc sống cá nhân bao gồm tiền điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm,…Cũng giống như danh mục chi phí thiết yếu, 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân. Chi phí thuộc danh mục này càng ít, thì tình hình tài chính trong tương lai của bạn càng được đảm bảo khi bạn nghỉ hưu.
Làm quen với những thói quen tốt sẽ giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc và ổn định hơn. Bạn không cần phải có một nguồn thu nhập cao mới có thể áp dụng phương pháp này, ai cũng có thể áp dụng chúng sao cho tương xứng với mức thu nhập mà họ nhận được.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, quy tắc 50/20/30 này không thể áp dụng một cách hoàn hảo cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh, mà chúng chỉ là gợi ý chỉ dẫn để bạn có thể áp dụng một cách linh hoạt cho quỹ tài chính của mình. Bạn có thể linh hoạt thay đổi tỷ lệ phần trăm dựa vào thứ tự ưu tiên về chi tiêu tài chính của bản thân.
Địa chỉ công ty (hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán miễn phí):
HÀ NỘI:
Số 1 Nguyễn Thượng Hiền – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tầng 3, Tòa nhà Diamond Flower, số 48 đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Tp HỒ CHÍ MINH (TpHCM):
Tòa nhà THE 90th PASTEUR, số 90 Pasteur, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Tầng 8, Tòa Nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
ĐÀ NẴNG:
Tầng 3, Tòa nhà Bưu điện, 271 Nguyễn Văn Linh, P. Vĩnh Trung, Tp. Đà nẵng.
▼Nếu bạn muốn trở thành Nhà đầu tư Chứng Khoán chuyên nghiệp, thì nên đăng ký sử dụng Hệ thống Tuyển Chọn Cổ Phiết Tốt AkiraHotStock 4.0, Công Cụ Định Giá Cổ Phiếu AkiraTool, Hệ thống theo dõi người nước ngoài mua cổ phiếu gì nhiều nhất AkiraGlobal, và Trọn bộ Bài giảng Hướng dẫn Đầu tư Chứng Khoán từ A-Z (Cơ bản và Chuyên sâu) tại đây:
▼Nhận xét của Học viên:
↑
Địa chỉ chi nhánh:
Vinh – Nghệ An:
354B Nguyễn Văn Cừ, phường Hưng Phúc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Bình Dương:
Tầng 18 tòa nhà Becamex Tower, 230 Đại Lộ Bình Dương, Phường Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Thành phố Bình Dương.
Cần Thơ:
Tầng 3 Tòa nhà STS, số 11B Hòa Bình, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Đồng Nai:
Tầng 3, Phòng 303, Toà nhà NK, 208D Đường Phạm Văn Thuận Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai (Maybank Kimeng)
An Giang:
Tầng 3 – Trung tâm thương mại Nguyễn Huệ 9/9 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (Maybank Kimeng)
Hải Phòng:
Tầng 2, số 11 Hoàng Diệu, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng. (VCBS)
Vũng Tàu:
Số 27 hoặc 30, Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. (VCBS)
Nếu bạn đang sống ở các tỉnh thành phố khác như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang,… thì có thể mở tài khoản chứng khoán online.